Tuyến cáp quang biển APG lại sặp sự cố. Thông tin được cập nhập ngày 16/12/2021 tuyến cáp quang biển APG lại sặp sự cố. Ngay giữa mùa học online cũng như các tuyến cáp quang biển khác chưa sửa chữa xong. Có thể nói năm 2021 có lẽ là 1 năm đáng nhớ trong không chỉ ngành công nghiệp viễn thông mà còn đối với ngành y tế.
Thông tin tuyến cáp quang biển APG
Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho biết, từ ngày 13/12/2021, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) đã gặp sự cố trên hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc). Đây là 1 trong 5 tuyến cáp chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Sự cố này ảnh hưởng tương đối lớn đến kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến, với lưu lượng các nhà mạng bị mất do ảnh hưởng sự cố này ước tính khoảng 1TB. Tuyến cáp quang biển APG vừa khắc phục xong sự cố trên phân đoạn S3 vào ngày 27/11. Như vậy, chỉ hơn nửa tháng, tuyến cáp này lại gặp sự cố.
Không những thế, thời điểm hiện tại vẫn còn 1 tuyến cáp quang biển khác là Asia America Gateway (AAG) cũng đang gặp sự cố, chưa khôi phục kết nối trên tuyến. Trong bối cảnh cùng lúc có 2 tuyến cáp biển gặp sự cố, các nhà mạng cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ kết nối Internet đi quốc tế cho khách hàng.
Theo đó, công tác sửa chữa sự cố trên phân đoạn S3, gây mất 250G kết nối từ Việt Nam đi Nhật Bản và Mỹ của tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) đã được khắc phục xong vào ngày 27/11 vừa qua, sớm hơn kế hoạch ban đầu 2 ngày (Dự kiến ban đầu đến ngày 29/11).
Để khắc phục sự cố trên, đơn vị kỹ thuật đã phải đóng nguồn trạm cập bờ HKG (HongKong, Trung Quốc) dẫn tới vấn đề gián đoạn kết nối trên tuyến cáp. Được biết, cũng trong ngày 27/11, sự cố cuối cùng trên phân đoạn S1H.4 của tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe-1) cũng được hoàn tất sửa chữa.
Đây là thông tin vui đối với người dùng internet tại Việt Nam nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay khiến phần lớn người dân làm việc và học tập qua mạng nên chịu ảnh hưởng rất nhiều đến tín hiệu đường truyền.
Hiện tại, chỉ còn duy nhất tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) vẫn còn đang gặp sự cố và chưa được khắc phục xong với thời gian dự kiến đến ngày 10/12.
Tuyến cáp quang biển APG là gì?
Theo VPNT Tuyến cáp quang biển APG: là tuyến cáp quang biển mới cập bờ tại Đà Nẵng do VNPT trực tiếp tham gia đầu tư mới được đưa vào khai thác từ tháng 10/2016 được mở theo hai hướng cáp độc lập đi Hồng Kông, Singapore, Hoa Kỳ.
Hiện tại tuyến này đã chính thức đi vào sử dụng, có dung lượng khai thác tối đa lên tới 54Tbps. Tháng 12/2016 VNPT đã đẩy mạnh mở rộng lưu lượng trên tuyến cáp mới này để san tải cho lưu lượng của khách hàng trên tuyến cáp quang biển AAG. Tính đến hết năm 2016, tổng dung lượng khai thác trên tuyến APG đã được VNPT mở lên tới 300Gbps.
Cũng theo Viettel Cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) chính là tuyến cáp quang biển quốc tế được đưa vào hoạt động tại Việt Nam chính thức từ tháng 12/2016. Chiều dài lên tới 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, hiện tại APG có khả năng cung cấp băng thông tối đa tới khoảng 54 Tbps. Tuyến cáp quang này có điểm kết nối tại nhiều quốc gia: Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan và trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Tuyến cáp quang APG có sự tham gia của các nhà mạng gồm VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom. Hiện tại, APG được giới chuyên gia đánh giá là góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho toàn bộ người dùng Internet tại Việt Nam.
Với tổng chiều dài lên tới 10.400 km, cáp quang APG kết nối quốc gia Singapore, quốc gia Malaysia tới Việt Nam (tại Đà Nẵng) sau đó sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Băng thông tối đa đạt tới 54Tb/s (> 20 lần AAG). Đâu và đây cũng là lưu lượng lớn nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á. APG mang lại điều kiện kết nối thuận lợi từ Việt Nam tới nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan. Khi đi vào hoạt động, APG sẽ được kỳ vọng là giúp cải thiện lưu lượng tối đa. hạn chế tình trạng trì trệ hay gặp nhiều ở cáp quang APG.
Thực tế đã được chứng minh, vào ngày 18/2/2017 tuyến cáp quang AAG đã gặp phải sự cố. Tuy nhiên toàn bộ kết nối bắt đầu từ Việt Nam đi quốc tế hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này góp phần khẳng định được, cáp quang biển APG đã phần nào thể hiện công năng của mình và đem lại một chất lượng mới nhất trên hệ thống internet tại Việt Nam, qua đó tạo ra tiền đề cho việc phát triển và nâng cao dịch vụ tại Việt Nam so với bạn bè trên Thế Giới.
Để dự án tuyến cáp quang biển APG thành công. Ngay từ 2009. Các nhà mạng ở trong nước là Viettel và VNPT đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn khác của quốc tế: China Mobile, China Telecom, China Unicom, Chunghwa Telecom, Facebook, KT Corp, LG Uplus, NTT Communications, StarHub, Time dotCom. Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy mạng xã hội Facebook cũng tham gia dự án này. Đại diện hãng có chia sẻ nếu tham gia vào dự án này. Facebook sẽ đem đến cho khách hàng của Facebook các trải nghiệm tốt hơn.
Hy vọng là các đơn vị khai thác sẽ có kế hoạch triển khai chuyển lưu lượng cũng như đưa ra phương án sửa chữa sớm để toàn thể người dân Việt Nam được đón các ngày lễ tết sắp tới được vui vẻ, an lành. Cũng như để các bệnh viện có thể khai thác phục vụ công việc điều trị bệnh nhân covid được thuận tiện hơn.
Đọc thêm các thông tin tại đây.
Hãy theo dõi chuyên mục có thể bạn chưa biết của Huỳnh Quí IT để đón xem các tin tức mới nhất cũng như các chủ đề liên quan đến công nghệ thông tin các bạn nhé.